Thí nghiệm nhà tù Stanford
Thí nghiệm nhà tù Stanford

Thí nghiệm nhà tù Stanford

Thí nghiệm nhà tù Stanford là một thí nghiệm tâm lý học xã hội, được tiến hành nhằm khảo sát những tác động tâm lý của cảm nhận quyền lực, tập trung vào cuộc đấu tranh giữa tù nhânquản giáo. Thí nghiệm này diễn ra từ ngày 15 đến 21 tháng 8 năm 1971 tại Đại học Stanford. Những người tham gia nghiên cứu gồm có giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo, nhóm nghiên cứu của ông và 24 nam sinh viên đại học.[1] Các tình nguyện viên được chỉ định ngẫu nhiên làm "quản giáo" hoặc "tù nhân" trong một nhà tù giả lập thông qua việc tung đồng xu, với Zimbardo là giám thị. Dù theo kế hoạch thí nghiệm sẽ diễn ra trong hai tuần, nhưng một số tù nhân đã được rời đi giữa chừng, và toàn bộ thí nghiệm đã buộc phải kết thúc sau sáu ngày. Các báo cáo kết quả thí nghiệm ban đầu ghi lại rằng các sinh viên nhanh chóng chấp nhận vai trò của họ. Các quản giáo đã thi hành những biện pháp độc đoán và cuối cùng tra tấn tâm lý một số tù nhân; sau đó, nhiều tù nhân đã chấp nhận bị lạm dụng tâm lý một cách thụ động và quấy rối các tù nhân phản đối theo lệnh quản giáo. Thí nghiệm này đã được ghi lại trong nhiều cuốn sách giáo khoa tâm lý học xã hội nhập môn,[2] dù một số người đã bỏ nó đi vì phương pháp luận của nó bị nghi ngờ.[3]Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ[4] đã tài trợ cho thí nghiệm vì muốn điều tra về nguyên nhân gây ra những vấn đề giữa quản giáo và tù nhân trong Hải quânThủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Một vài giai đoạn của thí nghiệm đã được quay lại và các đoạn trích cũng được công bố rộng rãi.Những phát hiện của thí nghiệm đã đặt ra nhiều nghi vấn, và bản thân thí nghiệm đã bị chỉ trích vì phương pháp luận thiếu khoa học.[5] Dù Zimbardo giải thích rằng thí nghiệm cho thấy các quản giáo tự hứng thú chấp nhận theo bản năng những hành vi tàn bạo và độc đoán, bản thân ông đã thực sự hướng dẫn họ cách kiểm soát tâm lý tù nhân. Những người chỉ trích cũng lưu ý rằng một số tình nguyện viên đã hành xử theo hướng có ích cho nghiên cứu, để "cho nhóm nghiên cứu có gì đó mà làm" (theo lời một quản giáo). Điều này được gọi là tính cách theo nhu cầu. Thí nghiệm đã được tái lập bởi các nhà nghiên cứu khác, nhưng không có biến thể nào dẫn đến cùng kết quả như thí nghiệm ở Stanford.[6]